Hủ tiếu Mỹ Tho
Giữa các loại hủ tiếu, nhiều người lại thích ăn hủ tiếu Mỹ Tho vì món ăn chỉ ăn kèm với giá sống, chanh, ớt và nước tương chứ không dùng rau ghém, rau sống như các loại hủ tiếu khác.
Đặc biệt, nếu được thưởng thức một tô Hủ tiếu chính gốc ở Mỹ Tho (Tiền Giang) mới cảm nhận được cái ngon và độc đáo của món ăn. Bột làm nên những cọng hủ tiếu được làm từ gạo nàng thơm, loại gạo này đã nức tiếng ở Mỹ Tho về làm bánh tráng, bún…Những sợi bánh khô, khi ăn được trụng với nước sôi, bỏ vào tô, xốc đều lên cho ít hành phi lên trên, một ít hẹ cắt nhỏ rồi chan nước lèo vào. Trong mỗi tô hủ tiếu có khi là những lát thịt xắt mỏng, xương heo, hay một ít bò viên xắt lát, thêm cặp trứng cút, vắt thêm ít chanh, tương ớt vào và thưởng thức thì mới thấm được các hương vị đậm đà của món ăn.
Để làm nên một tô hủ tiếu ngon và khiến người ăn phải nhớ mãi thì không thể bỏ qua công đoạn chế biến nước lèo. Đây là khâu quan trong nhất, vì nếu sợi bánh ngon nhưng nước dỡ thì món ăn cũng không thể hấp dẫn được.Về công thức cơ bản của một nồi nước lèo ngon là phải dùng nước hầm từ xương heo mới ngọt, thêm một ít thịt, khô mực nướng cùng một số hương liệu khác theo liều lượng nhất định. Nhiều người khi đi ăn hủ tiếu đều đồn rằng nước lèo ngọt là do người chủ cho thịt chuột con và giun đất vào nấu để tạo nên nồi nước lèo thơm nức. Nhưng mỗi người đều có những bí kíp tạo nên những hương vị riêng của quán, để khi mở nắp nồi nước lèo chan vào tô hủ tiếu hương thơm ngào ngạt lại bay lên cầm chân người đi đường ghé quán.
Mắm còng xứ rẫy Gò Công
Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài.
Bù lại miệt rẫy cũng là quê hương của các loài còng: Vó, lửa, quìu, nha... Còng nhiều lắm, chúng sinh con đẻ cái, cháu đống con đàn trên các thửa ruộng quanh năm ngập nước, trong cỏ, lá dừa nước, dọc theo các triền kinh rạch hoặc ẩn náu trong những mô đất vào mùa khô bà con hay đắp lên giữa ruộng. Mắm còng là một món ăn dân dã. Có hai loại mắm còng. Một loại mắm còng chế biến nguyên con như kiểu mắm tôm chua xứ Huế. Loại này chế biến từ con còng lột. Mắm còng lột mà ăn với bún, thịt phay, rau sống, chuối chát hoặc làm gỏi đu đủ tưởng như trên thế gian này không có cao lương mỹ vị nào sánh bằng.
Còn một loại mắm khác cũng chế biến từ còng nhưng quy trình, vật liệu cũng khác và đậm đặc như mắm ruốc. Khi ăn, thêm vào đó chanh, ớt, đường, gia vị, sẽ cho một thứ nước chấm tuyệt hảo. Loại nước chấm được pha chế theo cách này hợp nhất là chấm thịt ba rọi luộc ăn với bún. Ðể có loại mắm này, người ta bắt còng về rửa sạch, lột bỏ mai, yếm, ướp với muối, cơm nguội theo một tỷ lệ thích hợp sau đó đem quết. Quết xong mới vắt nước cốt và phơi nắng cho đến khi nào nước cốt ấy kẹo lại như mắm ruốc là được.
Bún Gỏi Già
Ảnh: thvl
Bún gỏi già cũng hao hao giống với bún mắm vì đều có chung nguyên liệu là mắm cá linh. Bún gỏi già có cái vị chua chua vì được nấu với nước me, những chú tép đỏ được lột kĩ trông thật hấp dẫn làm sau, ăn kèm với rau muống , bông chuối bào và đặc biệt là phải được ăn kèm với hẹ…món nước chấm đi kèm là nước cốt mắm cá linh nguyên chất tạo nên một mùi vị khó lòng nào có thể cưỡng lại được.
món bánh bèo ở chợ Hàng Bông
Món bánh bèo ở chợ chỉ là một gánh hàng với vài chiếc ghế con vậy mà lúc nào cũng chật ních người.
Ảnh: zing
Bánh bèo Mỹ Tho không lớn như của người miền Bắc, nó tròn, nhỏ, được xếp chồng lên nhau, thêm đậu xanh nấu, bánh phồng tôm xắc nhỏ, thịt thái sợi, ăn với nước mắm tỏi ớt… đặc biệt ở đây còn có món bánh bèo ngọt, với nhân đậu xanh, lúc ăn thì được rưới lên đấy nước cốt dừa
Bánh vá (bánh giá) thơm ngon
Về Tiền Giang thì nhất định các bạn phải ghé qua Chợ Giồng thuộc Huyện Gò Công Tây để thưởng thức món bánh vá ( bánh giá) nổi tiếng ở đây..
Ảnh: saigontre
Bánh được làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như là bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống, dầu ăn... Cầu kỳ hơn thì thêm óc heo quậy tan vào trong bột.
Bước chiên bánh là thú vị nhất, Bạn sẽ cho thật nhiều dầu vào chảo, ngập bánh và bắt lửa cho dầu sôi lên. Sau đó để giá sống, gan heo, tôm vào trong vá với số lượng tùy thích vào 1 chiếc vá, rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này và nhúng vá vào trong chảo dầu một lát để cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá không ra. Ăn kèm với bánh vá không thể thiếu bún, rau sống, nước mắm tỏi ớt quen thuộc của vùng quê Miền Tây sông nước được. Ngoài ra, bánh vá còn có cả bánh chay được làm bằng đậu hũ, nấm rơm, nắm mèo... ăn kèo với nước tương tỏi ớt nữa. Các bạn muốn gọi là bánh giá hay bánh và đều được cả, gọi là bánh giá vì trong bánh có nguyên liệu là giá còn gọi là bánh vá vì dùng vá để chiên bánh và độ to - nhỏ của chiếc bánh đều phụ thuộc vào chiếc vá cả.
sưu tầm