Suýt bị bán với giá 500 đồng
Bên trong Bảo tàng Nghệ thuật Điện ảnh Thành Long (diện tích 2.800 m2), hiện đang là nơi trưng bày toàn bộ những vật dụng, tài liệu có liên quan đến Thành Long. Tất cả các hiện vật đều ẩn chứa một câu chuyện kể về cuộc đời của ngôi sao võ thuật này từ khi còn nhỏ cho đến lúc tuổi đã luống chiều.
Nhiều người hâm mộ khi ngắm nhìn hiện vật và đọc được những dòng thuyết minh đã không kìm được nước mắt. Họ như cảm nhận được những góc khuất đắng cay, vất vả mà Thành Long phải trải qua để có được vinh quang như ngày hôm nay.
Vì nhà nghèo nên năm lên 6 tuổi, cha mẹ Thành Long đã có ý định bán ông cho gia đình khác. Ảnh: QQ.
Tất cả các tài liệu, hiện vật ở đây đều là những bí mật mà Thành Long chưa từng được công bố trước đó. Đặc biệt, câu chuyện Thành Long từng suýt bị bố mẹ bán cho người khác với giá 500 HKD (tương đương 1,4 triệu VNĐ bây giờ) khiến nhiều người bất ngờ.
Khi đó, gia đình nhà họ Phòng nghèo khó. Thân sinh của Thành Long đã phải ký vào một tờ giấy bán con để nhận số tiền trên. Nhưng may mắn, trong một khoảnh khắc, Thành Long đã được cha mẹ giữ lại.
Ký hợp đồng sinh tử năm 6 tuổi
Một câu chuyện khác về tuổi thơ của "vua hài kungfu" cũng khiến người hâm mộ xót xa. Đó là năm cậu bé Thành Long 6 tuổi, cha mẹ cho cậu theo học trường Học viện Hì kịch Hồng Kông. Trước khi nhập học, bất kỳ gia đình phụ huynh nào cũng phải đồng ý với nhà trường một điều khoản bắt buộc. Đó là học viên phải ký vào hợp đồng cam kết sinh tử. Nếu học viên bị bệnh hoặc tử vong, nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm.
Hợp đồng sinh tử dành cho Thành Long năm lên 6. Ảnh: Sina.
Điều làm nhiều người vô cùng ngạc nhiên, là tất cả sinh mệnh của một cậu trò khi tham gia trường kịch, đều được ghi trên một mảnh giấy. Tờ hợp đồng cũ kỹ kèm theo hình ảnh của Thành Long năm lên 6 hiện được ngôi sao võ thuật này lưu giữ và trưng bày trong bảo tàng cá nhân của ông.
Ngoài những tư liệu về tuổi thơ, nội dung trưng bày trong bảo tàng còn là những cảnh phim và đạo cụ từng xuất hiện trong các bộ phim mà Thành Long đã đóng.
Tại đây, du khách tận mắt được thấy những chiếc máy quay cũ kỹ từ thập niên 60 - 70, một ống kính quang học khi có giá hơn 1 triệu HKD (khoảng 2,8 tỉ đồng), hay chiếc ngai rồng do đích thân Thành Long tự chế cho một bộ phim...
Không lên lớp được vì quá nghịch
Ngay từ nhỏ, Thành Long đã tỏ ra hiếu động và thích đánh lộn, vì vậy cậu được mọi người gọi là Pháo Pháo. Thậm chí, Thành Long còn không thể lên được lớp vì thường xuyên ẩu đả với chúng bạn. Ngoài ưa đánh nhau, Thành Long còn rất thích xem phim võ hiệp. Thần tượng của cậu bé này lúc đó là những ngôi sao võ thuật nổi tiếng như Tào Đạt Hoa, Vu Tố Thu... Và cậu luôn mơ ước được lên núi (quận Núi Thái Bình) học võ.
Để cho trai thỏa ước nguyện cũng như bớt hiếu động, cộng với nhà nghèo không có tiền cho con đến trường, bố mẹ Thành Long đã quyết định cho con trai đến Học viện Hí kịch Hồng Kông nói trên. Ở đây, Thành Long được học kinh kịch và võ thuật của thầy Vu Chiêm Nguyên (1905 - 1997), cũng là cha đẻ thần tượng của Thành Long - nữ diễn viên Vu Tố Thu.
Thành Long khi đó rất được lòng thầy Vu. Thầy đã nhận cậu bé này làm con nuôi.
Thành Long khi còn là học viên ở Học viện Hí kịch Hồng Kông.
Thành Long (hàng trên ngoài cùng bên trái) cùng bạn học chụp ảnh với thầy giáo Vu Chiêm Nguyên (giữa). Ảnh: Apple Daily.
Trong thời gian theo học tại trường, Thành Long đã trở thành một trong "Thất tiểu phúc" - đội kinh kịch gồm 7 học viên nổi danh của trường. Cả 7 học viên này đều có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Nguyên, gồm: Hồng Kim Bảo (Nguyên Long), Nguyên Khuê, Nguyên Hoa, Thành Long (Nguyên Lâu), Nguyên Bân, Nguyên Đức và Nguyên Bưu.
Được biết, Thất tiểu phúc sau này đã đóng góp cho làng giải trí Hồng Kông nhiều tên tuổi ngôi sao như Thành Long, Hồng Kim Bảo, Nguyên Bưu... Hơn nữa, trong lịch sử giải thưởng điện ảnh Kim Tượng Hồng Kông, có 22 lần trao cúp Chỉ đạo võ thuật xuất sắc thì có tới 12 giải lọt vào tay các thành viên của nhóm.
Để có được điều này chính là nhờ thầy Vu. Thầy đã khích lệ học trò tham gia diễn xuất. Chính vì vậy, Thành Long cùng các thành viên trong Thất tiểu phúc đã có cơ hội được đóng phim từ khá sớm và chỉ là những vai quần chúng.
Những hình ảnh hiếm của Thành Long:
Đội Thất tiểu phúc sau này đã góp cho điện ảnh Hồng Kông những ngôi sao sáng giá như Thành Long (trái), Hồng Kim Bảo, Nguyên Bưu... Ảnh: NdDaily.
Thành Long chụp ảnh cùng bố mẹ. Ảnh: Baidu.
Thành Long tên khai sinh là Cảng Sinh - nơi ông chào đời. Ảnh: Sina.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thành Long đã là một cậu bé hiếu động và thích đánh nhau. Ảnh: ChangchunGuomao.
Thành Long (thứ ba từ trái qua, hàng sau) cùng các bạn trong trường hí kịch. Ảnh: On.
Nhóm Thất tiểu phúc của hiện tại (từ trái qua): Nguyên Bưu, Thành Long và Hồng Kim Bảo. Ảnh: Apple Daily.
Vua hài kungfu rạng rỡ trong bảo tàng của chính mình.
theo khám phá